Thiết kế mái tôn vòm hiện nay đang trở thành một xu hướng mà rất nhiều gia đình lựa chọn cho ngôi nhà của mình. Phần lớn họ đều hài lòng với lựa chọn này bởi mái tôn vòm mang đến cho công trình một vẻ đẹp riêng. Bên cạnh đó vẫn còn những người tỏ ra băn khoăn, lo lắng không biết có nên sử dụng mái tôn vòm hay không. Vậy chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu để rõ hơn về loại mái này nhé.
>>>Những mẫu mái tôn hiên đẹp nhất 2020
>>> Tìm hiểu lợp mái tôn và nâng cấp mái tôn có phải xin phép không?

1. Các bộ phận quan trọng trong thiết kế mái tôn vòm
Mái tôn không chỉ được sử dụng để che nắng, che mưa mà nó còn giúp làm đẹp cho công trình. Bên cạnh đó, mái tôn cũng cần đảm bảo sự an toàn cho không gian phía bên dưới nó. Vì vậy trong thiết kế phải có sự cẩn trọng thì việc thi công mới đảm bảo.

Đối với 1 mái tôn vòm điều quan trọng nhất chính là tấm tôn. Tùy vào thiết kế và các mức độ vật lý mà độ cong của tấm tôn là khác nhau.
Đối với các mối nối dọc tấm tôn không nên đặt nó tại đỉnh vòm khi thi công bởi chúng thường được nối lại với nhau bằng keo. Để đỡ phần tôn của mái vòm người ta sử dụng các thanh đỡ làm từ thép.
Ngoài ra mái tôn vòm còn có 2 bộ phận quan trọng nữa là thanh uPVC và hộp kính.
2. Các loại mái tôn vòm phổ biến
Tùy vào mỗi loại mái tôn vòm mà thiết kế có những sự khác biệt. Dưới đây là 2 kiểu thiết kế mái tôn vòm phổ biến nhất hiện nay.

– Mái tôn vòm lăn
Loại mái tôn này có phần đỉnh khá cao. Để đảm bảo thoát nước tốt thì bán kính của nó phải đạt 80m. Các tấm tôn phải được uốn với bán kính hợp lý. Trong thiết kế, bạn có thể sử dụng loại tôn bẻ cong khi uốn sóng.
– Mái tôn vòm dập
Loại mái tôn này được sử dụng khá nhiều bởi nó có tính thẩm mỹ cao. Tấm tôn thường được uốn cong khoảng ¾ hình tròn nhưng để an toàn và vận chuyển dễ dàng hơn thì nên uốn bằng ½ hình tròn.

3. Ưu nhược điểm của mái tôn vòm
Thiết kế mái tôn vòm có đẹp đến đâu thì loại mái tôn này cũng có những ưu nhược điểm nhất định của nó.
– Ưu điểm
- Vì các tấm tôn dùng để lớp mái tôn vòm đã được uốn cong nên thuận lợi cho nhân viên trong việc di chuyển chúng. Bên cạnh đó nó cũng tiện lợi cho việc nối dọc và lắp ráp.
- Cấu tạo của tôn vòm là từ chất liệu bạt cao cấp. Phần khung được làm từ kim loại cứng cáp nên đảm bảo được sự an toàn và giúp che mưa nắng hiệu quả.
Mẫu khung mái tôn vòm – 5 - Nhờ có thiết kế khung chịu lực vuông góc nên mái tôn vòm chịu được tác động từ môi trường.
- So với các loại mái khác thì mái tôn vòm lắp đặt đơn giản và tiện lợi hơn.
- Có nhiều loại tôn vòm cho bạn lựa chọn như tôn vòm canopy, tôn vòm nóc gió, vòm ngược, vòm 5 sóng, vòm 9 sóng với hiệu quả sử dụng cũng như độ bền cao.
– Nhược điểm
Có ưu điểm thì cũng có nhược điểm bởi không có gì là hoàn hảo cả. Những nhược điểm của mái tôn vòm là:
- So với các loại mái thông thường thì thời gian thi công lắp đặt mái tôn vòm thường mất nhiều thời gian hơn.
- Phần khung của mái tôn vòm phải chịu một lực lớn.
- Chất liệu tôn thường phát ra âm thanh lớn khi có sự va chạm chẳng hạn như khi trời mưa.
Mẫu bản vẽ mái tôn vòm – 6 Mẫu bản vẽ mái tôn vòm – 7 Mẫu bản vẽ mái tôn vòm – 8 Mẫu bản vẽ mái tôn vòm – 9 Mẫu bản vẽ mái tôn vòm – 10
Mặc dù vẫn còn đó những nhược điểm nhưng thiết kế mái tôn vòm vẫn được nhiều người ưa chuộng. Bởi so với nhược điểm thì ưu điểm của loại mái tôn này là nhiều hơn. Nếu muốn sử dụng mái tôn vòm cho công trình của mình bạn hãy tìm đến những địa chỉ chuyên thiết kế, thi công và lắp đặt uy tín nhé.