Seno mái tôn hay còn gọi là Sê nô là máng hứng nước từ mái nhà đổ xuống được ứng dụng nhiều trong các công trình xây dựng dân dụng hiện nay. Thiết kế của seno thường là chữ U giúp người dân tận dụng nguồn nước mưa phục vụ nhu cầu sinh hoạt, ăn uống sử dụng hàng ngày.
>>>>> Báo giá thi công mái tôn tại Hà Nội mới nhất 2021
>>>>> Đơn vị thi công mái tôn đẹp giá rẻ tại Hà Nội
Phân loại và công dụng của seno mái tôn
Seno được phân làm 2 loại có chức năng và công dụng như nhau:
+ Sê nô mái tôn âm tường:
Được thiết kế nằm âm bên trong mái nhà không thể quan sát bằng mắt thường, loại seno này đảm bảo tính thẩm mỹ và độ bền cao bởi không phải tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài. Tuy nhiên hạn chế của loại seno này là khó khăn trong việc sửa chữa nếu có sự cố xảy ra.
+ Sê nô mái tôn lộ tường:
Ưu điểm của seno lộ tường là có thể quan sát trực tiếp bằng mắt thường, vì nằm bên ngoài nên dễ dàng bảo trì và sửa chữa, do chịu trực tiếp các yếu tố thời tiết nên độ bền không cao bằng loại âm tường, thường được ứng dụng cho thiết kế nhà ở lên tầng.
Ưu điểm nổi bật của seno mái tôn
Seno được ứng dụng nhiều trong các công trình xây dựng dân dụng hiện nay, không chỉ có tác dụng hứng nước mưa và thoát nước nhanh hiệu quả mà sản phẩm còn có tác dụng về mặt thẩm mỹ.
Thiết kế seno mái tôn chắc chắn, đảm bảo độ bền đẹp mãi theo thời gian và không bị ảnh hưởng bởi thời tiết bên ngoài. Với thiết kế mẫu mã, kiểu dáng, kích thước… đa dạng giúp phù hợp với từng kiến trúc của công trình. Chọn loại seno ẩn và dòng dẫn bên trong tường giúp cho ngôi nhà trông thanh thoát hơn không còn xuất hiện đường ống thoát nước phức tạp bên ngoài.
Bố trí thoát nước từ seno mái tôn và cấu tạo của mái dốc
Thông thường, nước mưa ở trên mái dốc sẽ chảy dồn xuống các seno và chảy xuống các ống thu đứng sau đó chảy xuống đất. Cấu tạo của mái dốc gồm có:
+ Mái đua:
Có tác dụng bảo vệ tường nhà không bị ẩm ướt đồng thời che nắng, mưa hiệu quả. Tùy vào từng công trình cụ thể mà đầu của mái đua được làm thành diềm mái hoặc là seno và bên dưới của mái có thể làm trần. Trần mái đua được làm bằng trần vôi rơm có cấu tạo giống như trần nhà, viên ngói chỗ diềm mái đua ra khoảng 30 tới 50mm có tác dụng cho nước dễ chảy xuống. Ngoài ra, để tiết kiệm chi phí có thể đóng lati mà không cần trát hay đóng gỗ hoặc cũng có thể sử dụng các vật liệu khác. Độ cao của diềm mái đua thường là 200mm tới 300mm.
+ Tường chắn mái:
Tường chắn mái được xây bằng lớp gạch lên cao để che bớt mái, seno mái tôn được thiết kế nằm bên trong tường chạy dọc theo chân tường chắn mái. Mặt trong của tường chắn mái và seno thường chat xi măng tỷ lệ 1:3.
Bố trí thoát nước từ seno và cấu tạo của mái bằng
Các công trình mái bằng thường bố trí hệ thống thoát nước mưa ở trong hoặc ngoài mái, với những công trình nhà cao tầng hay mái đua hẹp thì nước mưa trên mái sẽ tập trung và sê nô theo đường ống dẫn và chảy ra ngoài. Cấu tạo của mái bằng gồm có:
+ Vị trí co giãn seno:
Tất cả các khe co giãn của mái nhà phải thiết kế tương thích với các khe co giãn của toàn bộ công trình, đối với các bộ phận nhỏ, mỏng và dài thuộc mái nhà thì cần phải được bố trí khe co giãn có khoảng cách từ 8 -12m và đảm bảo kỹ thuật cho các khe co giãn đồng thời xử lý chống thấm dột đúng phương pháp.
+ Vị trí khe lún seno:
Đối với mái dốc, khe lún tách công trình từ móng tới mái đua, và lớp bê tông phải được đổ dốc gờ dọc ở suốt khe lún có độ dày từ 30 đến 40 cm và cao 10 sau đó xây gạch hai phía khe lún tạo bờ, ở trên bờ gạch đậy mũi khe lún bằng bê tông chắc chắn. Trường hợp nhà hai bên khe lún cao thấp khác nhau thì lớp bê tông của mái phía thấp cũng phải làm gờ cao lên 100 và phía trên được đóng tôn che suốt dọc gờ này.
______ Công Ty CP Xây dựng DQV Việt Nam ______